92 • duomed®
may) nếu bệnh tĩnh mạch và vớ đan phẳng (vớ có
đường may) nếu bệnh hệ bạch huyết. Tuy nhiên
phụ thuộc một vài yếu tố, bác sỹ cũng có thể đề
nghị dùng vớ đan phẳng cho trường hợp bệnh tĩnh
mạch (ví dụ như bắp chân phồng to hoặc nếp gấp
mô sâu).
Nhất là các yếu tố đặc thù của bệnh nhân như
trọng lượng cơ thể, loại và mức độ nghiêm trọng
của phù và bản chất của mô liên kết cũng đóng
một vai trò.
Do đó chúng tôi đề nghị:
•
trọng lượng cơ thể càng cao,
•
rất dễ bị phù,
•
bệnh tình nghiêm trọng,
•
mô liên kết rất mềm,
-> dùng loại vớ đan khít tương ứng với bệnh trạng!
Bác sỹ hoặc chuyên viên y tế sẽ hỗ trợ và tư vấn
quý khách loại vớ thích hợp. Như thế sẽ đảm bảo
đáp ứng đúng nhu cầu quý khách – tinh thần thoải
mái và đạt kết quả điều trị tốt nhất.
4. Chống chỉ định – khi nào không được phép mang
vớ điều trị suy tĩnh mạch?
Các trường hợp sau đây là không được phép mang
vớ điều trị suy tĩnh mạch:
•
Bệnh động mạch ngoại biên tiến triển (nếu có
một trong các yếu tố sau đây: ABPI < 0,5, áp
động mạch mắt cá chân < 60 mmHg, áp ngón
chân < 30mmHg hoặc TcPO2 < 20 mmHg mu
bàn chân). Có thể thử điều trị với vớ không co
giãn, nếu áp động mạch mắt cá chân từ 50 đến
60 mmHg và phải kiểm soát lâm sàng chặt chẽ.
•
Suy tim mất bù (NYHA III + IV)
•
Viêm tĩnh mạch
•
Phlegmasia coerulea dolens
Ở trường hợp sau đây, nên xem xét lợi ích và rủi ro
để chọn loại vớ thích hợp nhất:
•
Bệnh da ướt nghiêm trọng
•
Dị ứng vớ
•
Rối loạn cảm giác chân
•
Bệnh thần kinh ngoại biên tiến triển (ví dụ tiểu
đường)
•
Viêm đa khớp mạn tính
Nếu quý khách không biết chắc thuộc trường hợp
nào, nên đến bác sỹ hoặc chuyên viên y tế để tư
vấn.
Rủi ro và tác dụng có thể xảy ra:
Vớ điều trị suy tĩnh mạch có thể làm
•
hoại tử da và
•
đè dây thần kinh ngoại biên
nếu dùng không đúng cách. Nếu làn da nhạy cảm,
có thể bị ngứa, tróc và viêm da. Do đó nên dùng
loại kem thích hợp để bảo vệ da nếu mang vớ điều
trị suy tĩnh mạch. Hãy đọc kỹ các hướng dẫn quan
trọng và hướng dẫn mang vớ (chương 7 và 8).
Nếu có triệu chứng sau đây, phải lập tức cởi vớ và
đi kiểm tra: Ngón chân bị biến xanh hoặc trắng,
cảm giác khó chịu và tê, càng lúc càng đau, khó
thở và đổ mồ hôi, cử động bị hạn chế bất ngờ
5. Đối tượng sử dụng:
Đối tượng sử dụng bao gồm các thành viên của
ngành y tế và bệnh nhân, bao gồm cả y tá, theo
đúng chỉ dẫn của các thành viên ngành y tế.
Đối tượng bệnh nhân: Các thành viên nghành y tế
chăm sóc người lớn và trẻ em theo đúng trách
nhiệm căn cứ trên kích thước có sẵn và các chức
năng / chỉ định cần thiết, và phải lưu ý đến các
thông tin của nhà sản xuất.
6. Thời gian mang và dùng – thời gian có thể mang
vớ duomed là bao lâu?
Nếu không có đề nghị khác của bác sỹ, nên mang
vớ duomed mỗi ngày từ sáng đến tối để đạt kết
quả điều trị tốt nhất. Ở trường hợp ngoại lệ (ví dụ
đi máy bay tuyến đường dài) phải mang vớ vượt
quá thời gian thông thường, nếu mang vớ đùi thì
nên xê dịch thường xuyên vị trí của băng dính hoặc
nên thay thế bằng một quần vớ.
Để đạt kết quả tốt nhất của vớ, áp lực đè ép đều
(giảm dần từ dưới lên trên) là điều kiện tiên quyết.
Mang và giặt mỗi ngày có thể làm áp lực điều trị và
độ co giãn của vớ bị giảm dần theo thời gian. Do
đó đề nghị dùng tối đa là 6 tháng. Sau 6 tháng sử
dụng, nếu bác sỹ chỉ định dùng tiếp vớ thì phải đến
cửa hàng y tế chuyên môn kiểm tra lại các số đo
cơ thể, vì các số đo cơ thể có thể thay đổi theo
bệnh trạng và hoàn cảnh sống.
Để đạt kết quả đè ép tốt nhất, nên đọc kỹ các
hướng dẫn về cách bận vớ và giữ gìn vớ (chương 8
và 10). Vui lòng liên hệ chúng tôi. Chúng tôi cung
cấp thông tin về cách dùng vớ điều trị suy tĩnh
mạch để điều trị bệnh hệ tĩnh mạch và bạch huyết
với hiệu quả đảm bảo lâu dài.
7. Hướng dẫn dùng – tôi phải biết gì?
•
Nên mua vớ điều trị suy tĩnh mạch ở một cửa
hàng chuyên môn để được hướng dẫn cách bận
vớ và giữ gìn vớ (xem chương 8 và 10).
•
Nếu cảm giác đau và loét ngứa đỏ da lúc đang
mang vớ, lập tức cởi vớ ra và đến bác sỹ hoặc
chuyên viên y tế để tư vấn.
•
Phải dùng kem chăm sóc da trong suốt quá trình
mang vớ điều trị suy tĩnh mạch. Các kem dưỡng
da chứa chất béo, kể cả xà phòng có thể gây loét
đỏ ngứa da và làm mòn vớ, và do đó sẽ giảm
hiệu quả điều trị của vớ. Do đó medi cũng cung
cấp kem dưỡng da đặc biệt thích ứng với vớ điều
trị suy tĩnh mạch (kem bọt medi day, medi night,
medi soft). Nên đến tư vấn ở cửa tiệm chuyên
môn y tế.
•
Các loại vớ với băng dính silicon (do toát mồ hôi
và cọ xát) có thể làm da loét ngứa đỏ. Để tránh
điều này, nên xê dịch vị trí băng dính nhiều lần
trong ngày. Dùng kem thoa da không thích hợp
(xem lại mục bên trên) hoặc lông chân rậm cũng
có thể làm vớ dễ bị tụt. Nên đến tư vấn ở cửa
tiệm chuyên môn y tế.
•
Móng tay nhọn và đồ trang sức có thể làm rách
vớ.
•
Tuyệt đối không tự ý hoặc đưa cho cửa hàng lạ
vá vớ, vì việc này sẽ làm mất bảo hành. Ngoài ra,
việc này cũng có thể ảnh hưởng chất lượng, an
toàn và tác dụng của sản phẩm. Cửa tiệm y tế
chuyên môn hoặc dịch vụ của chúng tôi có thể
cung cấp thông tin về sửa chữa chuyên môn bởi
medi.
•
Nếu khiếu nại sản phẩm, chẳng hạn như hỏng
rách hoặc không vừa vặn vui lòng liên hệ trực
tiếp với cửa tiệm chuyên dụng y tế của quý
khách. Chỉ những vấn đề nghiêm trọng có thể
làm mất sức khỏe đáng kể hoặc tử vong, phải
báo cáo cho nhà sản xuất và cơ quan có thẩm
quyền của quốc gia thành viên. Các vấn đề
nghiêm trọng được định nghĩa trong điều 2 số
65 của qui định (EU) 2017/745 (MDR).
•
Tấm nhãn bằng vải may dính trên vớ là rất quan
trọng và cần thiết để xác minh và truy ngược sản
phẩm. Do đó, không bao giờ cắt bỏ tấm nhãn vớ.
Nếu tháo bỏ tấm nhãn này khỏi sản phẩm medi,
sẽ mất quyền lợi về bảo hành, sửa chữa hoặc
đổi.
8. Hướng dẫn bận vớ – phải lưu ý gì khi bận vớ
duomed?
Xem video và mẹo vặt hướng dẫn bận vớ đúng
cách: www.medi.biz/donning
Tốt nhất nên mang vớ ngay sau khi thức dậy. Nếu
tắm vào buổi sáng và sau đó thoa kem da (xem
chương 10 – chăm sóc da), nên chờ da thật khô
ráo. Như thế sẽ dễ dàng bận vớ hơn. Chuẩn bị sẵn
găng tay bằng vải hoặc cao su. Găng tay này có
thể mua ở cửa tiệm y tế chuyên môn. Có thể mang
găng tay ngay từ đầu hoặc sau khi bận vớ để dễ
dàng kéo thẳng vớ. Găng tay không bị tụt, do đó
quá trình bận vớ sẽ dễ dàng hơn.
Mẹo:
Mua công cụ xỏ vớ như medi Butler, medi 2in1
hoặc medi slide.
Móng tay không được sắc nhọn lúc bận vớ vào
chân. Gót chân và móng chân cũng phải được
chăm sóc để không làm rách vớ. Chỉ đeo nữ trang
và đồng hồ tay sau khi bận xong vớ. Để dễ dàng
bận vớ vào chân, nên ngồi thoải mái và đặt chân
lên cao – ví dụ lên một chiếc ghế nhỏ.
Mẹo vặt để bận vớ hở ngón:
Đầu tiên xỏ bàn chân vào công cụ xỏ vớ.
A.
Xỏ tay vào vớ đến tận vị trí gót chân. Cầm chặt
vị trí gót chân của vớ và lộn ngược bề trái vớ ra
ngoài.
B.
Phần vớ ở bàn chân sẽ tạo thành một cửa
miệng. Dùng hai tay kéo mở rộng cửa miệng này.
C.
Xỏ bàn chân vào cửa miệng này (nếu là vớ hở
ngón thì xỏ luôn cả công cụ xỏ vớ) và cẩn thận kéo
vớ qua gót chân.
D.
Sau đó kéo thẳng vớ, vuốt đều không còn nếp
nhăn bằng cách từ từ từng đoạn kéo vớ lên trên,
nhưng không dùng quá sức. Thỉnh thoảng kiểm tra
đầu ngón chân và gót chân phải đúng vị trí. Nếu
cần thiết, chỉnh lại đúng vị trí bằng cách vuốt vớ
xuống dưới (mẹo: dùng găng tay sẽ dễ dàng hơn).
Mẹo vặt để bận vớ hở ngón:
Bây giờ tháo công cụ xỏ vớ ra bằng cách gấp phần vớ
bàn chân về hướng gót chân và kéo công cụ xỏ vớ ra.
Sau đó xỏ vớ vào bàn chân và vuốt vớ phẳng đến đầu
E016183GA-Duomed-INT-NEU-2020-11.indd 92
11.08.21 16:09