![Dremel 2050-10 Скачать руководство пользователя страница 31](http://html.mh-extra.com/html/dremel/2050-10/2050-10_original-instructions-manual_2530651031.webp)
các hướng dẫn được liệt kê bên dưới có thể gây điện giật,
cháy và/hoặc chấn thương nghiêm trọng.
b. Không sử dụng các phụ kiện không được thiết kế
chuyên biệt và không được nhà sản xuất dụng cụ
khuyên dùng.
Mặc dù có thể gắn phụ kiện vào dụng cụ
điện của bạn nhưng điều đó không đảm bảo nó sẽ vận
hành an toàn.
c. Tốc độ định mức của phụ kiện mài tối thiểu phải bằng
với tốc độ tối đa được ghi trên dụng cụ điện.
Các phụ
kiện mài chạy nhanh hơn tốc độ định mức của chúng có
thể vỡ và văng ra xa.
d.
Đường kính ngoài và độ dày của phụ kiện phải nằm
trong định mức kích cỡ của dụng cụ điện.
Các phụ kiện
có kích cỡ không chính xác không thể được kiểm soát một
cách đầy đủ.
e. Kích thước tâm của đĩa, trống mài hoặc bất kỳ phụ
kiện nào khác phải ăn khớp với trục chính hoặc ống
kẹp của dụng cụ điện.
Các phụ kiện không khớp với vòng
gá của dụng cụ điện sẽ gây mất cân bằng, rung quá mức
và có thể gây mất kiểm soát.
f.
Các đĩa mài được gắn vào trục, trống mài, bộ phận cắt
hoặc các phụ kiện khác phải được lắp đặt đầy đủ vào
ống kẹp hoặc mâm cặp.
Nếu trục gá không đủ dài để giữ
và/hoặc phần nhô ra của đĩa mài quá dài, đĩa mài được
gắn có thể trở nên lỏng lẻo và bị đẩy ra ở vận tốc cao.
g.
Không sử dụng phụ kiện bị hỏng. Trước mỗi lần sử
dụng, phải kiểm tra phụ kiện như đĩa mài có bị mòn
không, có bị nứt, có mạt không, trống mài có bị nứt,
rách hoặc mòn quá không, chổi kim loại có bị lỏng hay
dây có bị gãy không. Nếu làm rơi dụng cụ điện hoặc
phụ kiện, phải kiểm tra xem dụng cụ có bị hỏng không
hoặc lắp lại phần phụ kiện chưa bị hỏng. Sau khi kiểm
tra và lắp phụ kiện, bạn và những người quan sát nên
đứng tránh xa mặt phẳng quay của phụ kiện và chạy
dụng cụ điện ở tốc độ không tải tối đa trong một phút.
Các phụ kiện bị hỏng thường sẽ vỡ thành từng mảnh trong
thời gian chạy thử này.
h. Đeo thiết bị bảo hộ cá nhân. Tùy thuộc vào việc sử
dụng, hãy dùng tấm che mặt, kính bảo hộ hoặc kính
an toàn. Nếu có thể, hãy đeo mặt nạ chống bụi, thiết bị
bảo vệ tai, găng tay và tạp dề công nhân có khả năng
cản các mảnh vỡ của phôi gia công hoặc mảnh vụn
mài nhỏ.
Kính bảo hộ phải có khả năng cản các mảnh
vụn văng ra được tạo từ nhiều thao tác khác nhau. Mặt
nạ chống bụi hoặc khẩu trang phải có khả năng lọc các
hạt sinh ra trong quá trình vận hành. Tiếp xúc với tiếng ồn
cường độ cao trong thời gian dài có thể gây giảm thính lực.
i. Đảm bảo những người quan sát luôn cách khu vực làm
việc một khoảng cách an toàn. Bất kỳ người nào vào
khu vực làm việc phải mang thiết bị bảo hộ cá nhân.
Các mảnh vụn của phôi gia công hoặc phụ kiện vỡ có thể
văng ra và gây chấn thương bên ngoài khu vực vận hành
trực tiếp.
j. Chỉ cầm dụng cụ điện ở phần bề mặt tay cầm cách
điện, khi thực hiện thao tác nơi mà phụ kiện cắt có thể
tiếp xúc với hệ thống dây điện chìm hoặc dây điện của
chính dụng cụ.
Phụ kiện cắt tiếp xúc với dây “có điện” có
thể khiến các bộ phận kim loại hở của dụng cụ điện “nhiễm
điện” và khiến người vận hành bị điện giật.
k. Phải luôn giữ vững dụng cụ điện trong suốt quá trình
vận hành.
Mô-men xoắn phản ứng của động cơ, khi đạt
đến tốc độ tối đa, có thể làm cho dụng cụ xoay.
l. Sử dụng kẹp để hỗ trợ phôi bất cứ khi nào cần thiết.
Tuyệt đối không giữ phần phôi nhỏ bằng tay và tay kia
cầm dụng cụ khi đang sử dụng.
Việc kẹp chặt phần phôi
nhỏ cho phép bạn sử dụng tay để kiểm soát dụng cụ. Vật
liệu tròn như thanh chốt, ống dẫn hoặc ống có xu hướng
cuộn trong khi bị cắt, đồng thời có thể bị trượt và văng về
phía bạn.
m. Đặt dây điện cách xa phụ kiện đang quay.
Nếu bạn mất
kiểm soát, dây điện có thể bị cắt hoặc bị vướng vào và
bàn tay hoặc cánh tay của bạn có thể bị cuốn vào phụ kiện
đang quay.
n. Tuyệt đối không đặt dụng cụ điện xuống cho đến khi
phụ kiện đã dừng hẳn.
Phụ kiện đang quay có thể găm
vào bề mặt và kéo dụng cụ điện ra khỏi tầm kiểm soát
của bạn.
o. Sau khi thay lưỡi cắt hoặc thực hiện bất kỳ điều chỉnh
nào, phải đảm bảo chốt kẹp, mâm kẹp hay bất kỳ thiết
bị điều chỉnh nào khác phải được vặn chặt.
Thiết bị
điều chỉnh bị lỏng có thể vô tình dịch chuyển, gây mất kiểm
soát, các bộ phận quay bị lỏng ra sẽ bị văng mạnh.
p. Không vận hành dụng cụ điện khi cầm ở sát người.
Vô
tình tiếp xúc với phụ kiện đang quay có thể làm quần áo bị
vướng vào, kéo phụ kiện vào người.
q. Thường xuyên vệ sinh lau chùi các lỗ thông khí trên
dụng cụ điện.
Quạt của động cơ sẽ hút bụi bên trong vỏ
dụng cụ và để bột kim loại tích lũy quá nhiều có thể gây ra
nguy hiểm về điện.
r. Không vận hành dụng cụ điện gần các vật liệu dễ cháy.
Tia lửa có thể làm các vật liệu này bốc cháy.
s. Không sử dụng các phụ kiện cần có chất làm mát dạng
lỏng.
Sử dụng nước hoặc chất làm mát dạng lỏng khác có
thể gây điện giật hoặc sốc điện.
LỰC GIẬT LẠI VÀ CÁC CẢNH BÁO LIÊN QUAN
Lực giật lại là phản ứng bất ngờ của đĩa mài, băng mài, chổi
than hoặc bất kỳ phụ kiện đang quay nào khác khi bị kẹt hoặc
bị vướng. Khi bị vướng hoặc kẹt, sẽ khiến cho phụ kiện đang
quay nhanh bị kẹt và đổi lại nó khiến ta không thể kiểm soát
được dụng cụ điện bị buộc phải làm việc theo chiều ngược lại
với chiều quay của phụ kiện.
Ví dụ: nếu đĩa mài bị vướng hoặc kẹt vào phôi gia công, cạnh
của đĩa mài đang tiến vào điểm kẹt có thể cắm sâu vào bề mặt
của vật liệu khiến cho đĩa nảy lên hoặc văng ra. Đĩa mài có thể
văng về phía người vận hành hoặc văng ra ngoài, tùy thuộc
vào chiều chuyển động của đĩa tại thời điểm bị kẹt. Đĩa mài
cũng có thể vỡ ra trong các điều kiện này.
Lực giật lại là kết quả của việc sử dụng sai dụng cụ điện và/
hoặc quy trình hoặc điều kiện vận hành không chính xác và có
thể tránh được bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa
thích hợp như được trình bày bên dưới.
a. Cầm chắc dụng cụ điện làm việc đồng thời định vị
người và tay để bạn có thể cản được lực giật lại.
Người
vận hành có thể kiểm soát lực giật lại nếu thực hiện đúng
các biện pháp phòng ngừa.
b. Đặc biệt chú ý khi làm việc với các góc, cạnh sắc, v.v.
Tránh làm nảy và kẹt phụ kiện.
Các góc, cạnh sắc hoặc
gờ nối có xu hướng làm kẹt phụ kiện đang quay và gây
mất kiểm soát hoặc lực giật lại.
c.
Không lắp lưỡi cưa có răng.
Những lưỡi cưa này thường
xuyên tạo ra lực giật lại và gây mất kiểm soát.
d.
Luôn gắn lưỡi dao vào vật liệu theo cùng một hướng
với mặt cắt đi ra từ vật liệu (cùng hướng với phần
mạt bắn ra).
Gắn sai hướng dụng cụ có thể khiến mặt cắt
của dao trượt ra khỏi bề mặt làm việc và kéo dụng cụ về
phía đó.
e.
Khi sử dụng các giũa quay, đĩa cắt, dao cắt tốc độ cao
hoặc dao cắt vonfam các bua, vật được cắt phải được
kẹp chặt.
Các đĩa cắt này có thể dừng đột ngột nếu chúng
hơi lệch về phía rãnh và có thể gây lực giật lại. Khi đĩa cắt
dừng lại đột ngột, đĩa cắt thường tự vỡ ra. Khi giũa quay,
dao cắt tốc độ cao hoặc dao cắt vonfam các bua dừng
lại đột ngột, nó có thể văng ra khỏi đường rãnh và có thể
khiến bạn mất kiểm soát.
CẢNH BÁO AN TOÀN CỤ THỂ CHO HOẠT ĐỘNG
MÀI VÀ MÀI CẮT
a. Chỉ sử dụng loại đĩa mài được khuyên dùng cho dụng
cụ điện của bạn và chỉ dành cho các hoạt động được
đề xuất. Ví dụ: không mài bằng cạnh của đĩa cắt.
Đĩa
mài được sử dụng để mài cạnh biên; lực bên tác dụng vào
các đĩa mài này có thể làm cho đĩa mài bị vỡ.
b. Đối với các nón mài có ren và các đầu nối chỉ sử dụng
các trục đĩa mài không bị hư hỏng có một mặt bích
vai không được chống đỡ có kích thước và chiều dài
chính xác.
Trục phù hợp sẽ làm giảm khả năng bị vỡ.
c. Không “kẹp chặt” đĩa cắt hoặc tác dụng lực quá lớn.
Không cố tạo ra vết cắt quá sâu.
Ấn đĩa mài quá mạnh
sẽ tăng lực tải và dễ làm trật hoặc kẹt bánh mài vào vết cắt
cũng như có thể gây ra lực giật lại hoặc vỡ đĩa mài.
31