TIẾNG VIỆT
25
mòn không, có bị nứt, có mạt không, bạc lót có
bị nứt, rách hoặc mòn quá không, chổi kim loại
có bị lỏng hay dây có bị gãy không. Nếu để rơi
dụng cụ điện cầm tay, phải kiểm tra xem dụng
cụ có bị hỏng không và lắp lại phần phụ kiện
chưa bị hỏng. Sau khi kiểm tra và lắp phụ kiện,
bạn và những người quan sát nên đứng tránh
xa mặt phẳng quay của phụ kiện và chạy dụng
cụ điện cầm tay ở tốc độ không tải tối đa trong
một phút.
Các phụ kiện bị hỏng thường sẽ vỡ
thành từng mảnh trong thời gian chạy thử này.
h)
đeo thiết bị bảo hộ cá nhân. Tùy thuộc vào ứng
dụng, sử dụng tấm che mặt, kính bảo hộ hoặc
kính an toàn. Nếu có thể, đeo mặt nạ chống
bụi, dụng cụ bảo vệ tai, găng tay và tạp dề
công nhân có khả năng cản các mảnh vỡ của
phôi gia công hoặc mảnh vụn mài nhỏ. Kính
bảo hộ phải có khả năng cản các mảnh vụn
văng ra được tạo ra từ nhiều thao tác khác
nhau. Mặt nạ chống bụi hoặc khẩu trang phải
có khả năng lọc các hạt sinh ra trong quá trình
vận hành.
Tiếp xúc với tiếng ồn cường độ cao
trong thời gian dài có thể gây giảm thính lực.
i)
đảm bảo những người quan sát luôn cách khu
vực làm việc một khoảng cách an toàn. Mọi
người đi vào khu vực làm việc đều phải đeo
thiết bị bảo hộ cá nhân.
Các mảnh vụn phôi gia
công hoặc phụ kiện vỡ có thể văng ra và gây chấn
thương ngay trong khu vực vận hành.
j)
Chỉ cầm dụng cụ điện cầm tay ở phần bề mặt
tay cầm cách điện khi thực hiện thao tác mà
phụ kiện cắt có thể tiếp xúc với hệ thống dây
điện chìm hoặc dây điện của chính dụng cụ.
Phụ kiện cắt tiếp xúc với dây "có điện" có thể khiến
các bộ phận kim loại hở của dụng cụ điện cầm tay
"nhiễm điện" và khiến người vận hành bị điện giật.
k)
đặt dây điện cách xa phụ kiện đang quay.
Nếu
bạn mất kiểm soát, dây điện có thể bị cắt hoặc bị
vướng vào và bàn tay hoặc cánh tay của bạn có
thể bị cuốn vào phụ kiện đang quay.
l)
Tuyệt đối không đặt dụng cụ điện cầm tay
xuống khi phụ kiện chưa dừng hẳn.
Phụ kiện
quay có thể găm vào bề mặt và kéo dụng cụ điện
cầm tay ra khỏi tầm kiểm soát của bạn.
m)
Không cầm dụng cụ điện cầm tay ở sát người
khi vận hành dụng cụ điện cầm tay.
Vô tình tiếp
xúc với phụ kiện đang quay có thể làm quần áo bị
vướng vào, kéo phụ kiện vào người.
n)
Thường xuyên vệ sinh các lỗ thông khí của
dụng cụ điện cầm tay.
Quạt của động cơ sẽ hút
bụi bên trong vỏ dụng cụ và để bột kim loại tích lũy
quá nhiều có thể gây ra nguy hiểm về điện.
o)
Không vận hành công cụ điện gần các vật liệu
dễ cháy.
Tia lửa có thể làm các vật liệu này bốc
cháy.
p)
Không sử dụng các phụ kiện cần có chất làm
mát dạng lỏng.
Sử dụng nước hoặc chất làm
mát dạng lỏng khác có thể dẫn đến bị điện giật.
Nguyên nhân và cách phòng tránh hiện tượng người
vận hành bị giật lại
Lực giật lại là phản lực bất ngờ của đĩa mài, bạc
lót, chổi than hoặc bất kỳ phụ kiện đang quay nào
khác bị kẹt hoặc bị vướng. Khi bị vướng hoặc kẹt,
phụ kiện đang quay sẽ dừng lại nhanh chóng
khiến cho người vận hành bị mất kiểm soát và
dụng cụ điện cầm tay bị đẩy theo chiều ngược lại
với chiều quay của phụ kiện tại điểm kẹt.
Ví dụ: nếu đĩa mài bị vướng hoặc kẹt vào phôi gia
công, cạnh của đĩa mài đang tiến vào điểm kẹt có
thể cắm sâu vào bề mặt của vật liệu khiến cho đĩa
nảy lên hoặc văng ra. Đĩa mài có thể văng về phía
người vận hành hoặc văng ra ngoài, tùy thuộc vào
chiều chuyển động của đĩa mài tại thời điểm bị kẹt.
Đĩa mài cũng có thể vỡ ra trong điều kiện này.
Lực giật lại là hậu quả của việc dùng dụng cụ
không đúng cách và/hoặc quy trình vận hành
không chính xác hoặc các điều kiện khác và có thể
phòng tránh được bằng cách thực hiện các biện
pháp phòng phù hợp ngừa sau:
a)
Cầm chắc dụng cụ điện cầm tay đồng thời định
vị người và tay để bạn có thể cản được lực
giật lại. Luôn sử dụng tay cầm phụ, nếu có, để
kiểm soát tối đa lực giật lại hoặc phản lực
mômen trong quá trình khởi động.
Người vận
hành có thể kiểm soát phản lực mômen hoặc lực
giật lại nếu thực hiện các biện pháp phòng ngừa
thích hợp.
b)
Tuyệt đối không để tay gần linh kiện đang
quay.
Phụ kiện có thể đẩy ngược vào tay bạn.
c)
Không đứng trong khu vực mà dụng cụ điện
cầm tay có thể sẽ chuyển động tới khi xảy ra
hiện tượng đẩy ngược.
Lực giật lại sẽ đẩy dụng
cụ theo hướng ngược lại với hướng chuyển động
của đĩa mài tại điểm bị kẹt.
d)
đặc biệt chú ý khi làm việc với các góc, cạnh
sắc, v.v. Tránh làm nảy và kẹt phụ kiện.
Các
góc, cạnh sắc hoặc gờ nối có xu hướng làm kẹt
phụ kiện đang quay và gây mất kiểm soát hoặc lực
giật lại.
e)
Không gắn lưỡi cưa gỗ dạng xích hoặc lưỡi
cưa có răng.
Những lưỡi cưa này thường xuyên
tạo ra lực giật lại và gây mất kiểm soát.
Cảnh báo an toàn cụ thể cho hoạt động mài và mài cắt
a)
Chỉ sử dụng loại đĩa mài được khuyên dùng
cho dụng cụ điện cầm tay của bạn và vành
chắn riêng được thiết kế cho đĩa mài đã chọn.
Đĩa mài không được thiết kế cho dụng cụ điện
cầm tay này sẽ không được bảo vệ đúng cách và
không an toàn.