50
TIẾNG VIỆT
điện "có điện" có thể truyền điện cho các bộ
phận kim loại hở của dụng cụ điện cầm tay và
có thể khiến nhân viên vận hành bị điện giật.
j)
Đặt dây điện cách xa phụ kiện đang quay.
Nếu bạn mất kiểm soát, dây điện có thể bị cắt
hoặc bị vướng vào và bàn tay hoặc cánh tay
của bạn có thể bị cuốn vào phụ kiện đang quay.
k)
Tuyệt đối không đặt dụng cụ điện cầm
tay xuống cho đến khi phụ kiện đã dừng
hẳn.
Phụ kiện quay có thể găm vào bề mặt
và kéo dụng cụ điện cầm tay ra khỏi tầm
kiểm soát của bạn.
l)
Không vận hành dụng cụ điện cầm tay
khi đang xách bên mình.
Vô tình tiếp xúc
với phụ kiện đang quay có thể làm quần áo
bị vướng vào, kéo phụ kiện vào người.
m)
Thường xuyên vệ sinh lau chùi các lỗ
thông khí trong dụng cụ điện cầm tay.
Quạt của động cơ sẽ hút bụi bên trong vỏ
dụng cụ và để bột kim loại tích lũy quá nhiều
có thể gây ra nguy hiểm về điện.
n)
Không vận hành dụng cụ điện cầm tay
gần các vật liệu dễ cháy.
Tia lửa có thể làm
các vật liệu này bốc cháy.
o)
Không sử dụng các phụ kiện cần có chất
làm mát dạng lỏng.
Sử dụng nước hoặc
chất làm mát dạng lỏng khác có thể dẫn đến
bị điện giật hoặc sốc điện.
CHỈ DẪN AN TOÀN BỔ SUNG
CHO MỌI HOẠT ĐỘNG
Nguyên nhân và Đề phòng hiện
tượng Đẩy ngược người vận hành
Lực giật lại là phản lực bất ngờ của đĩa mài, miếng
đỡ sau, chổi than hoặc bất kỳ phụ kiện đang quay
nào khác bị kẹt hoặc bị vướng. Phụ kiện đang
quay bị kẹt hoặc bị vướng có thể ngừng lại quá
nhanh, kết quả là khiến cho dụng cụ điện cầm tay
mất kiểm soát bị bật ngược lại so với hướng quay
của phụ kiện tại điểm kẹt.
Ví dụ: nếu đĩa mài bị vướng hoặc bị kẹt vào phôi
gia công, cạnh của đĩa mài đang vào điểm kẹt có
thể cắm sâu vào bề mặt của vật liệu khiến cho đĩa
mài nảy lên hoặc văng ra. Đĩa có thể nảy ra xa
hoặc về phía người vận hành, tùy thuộc vào hướng
di chuyển của đĩa ở điểm kẹt. Đĩa mài cũng có thể
vỡ ra trong điều kiện này.
Lực giật lại là hậu quả của việc sử dụng máy sai
quy cách và/hoặc quy trình vận hành không đúng
hoặc các điều kiện khác và có thể phòng tránh
được bằng cách đề phòng như sau:
a)
Cầm chắc dụng cụ điện cầm tay làm việc
đồng thời định vị người và tay để bạn có
thể cản được lực giật lại. Luôn sử dụng
tay cầm phụ, nếu có, để kiểm soát tối đa
lực giật lại hoặc phản lực mômen trong
quá trình khởi động.
Người vận hành có
thể kiểm soát phản lực mô men xoắn hoặc
lực giật lại nếu thực hiện các biện pháp
phòng ngừa thích hợp.
b)
Tuyệt đối không đặt tay gần phụ kiện đang
quay.
Phụ kiện có thể giật lại vào tay bạn.
c)
Không đứng trong khu vực mà dụng cụ
điện cầm tay có thể sẽ chuyển động tới
khi xảy ra hiện tượng giật lại.
Lực giật lại
sẽ đẩy dụng cụ theo hướng ngược lại với
hướng chuyển động của đĩa tại điểm bị kẹt.
d)
Đặc biệt cẩn thận khi làm việc với các góc,
các mép sắc nhọn…Tránh nhổ hoặc hất phụ
kiện dụng cụ.
Các góc, cạnh sắc hoặc gờ nối
có xu hướng làm kẹt phụ kiện đang quay và
gây mất kiểm soát hoặc tạo lực giật lại.
e)
Không gắn lưỡi cưa khắc gỗ dạng xích
hoặc lưỡi cưa có răng.
Những lưỡi cưa này
thường xuyên tạo ra lực giật lại và gây mất
kiểm soát.
Cảnh báo an toàn cụ thể cho
hoạt động mài và mài cắt
a)
Chỉ sử dụng loại đĩa mài được khuyên
dùng cho dụng cụ điện cầm tay của bạn
và vành chắn riêng được thiết kế cho
đĩa mài đã chọn.
Đĩa mài không được thiết
kế cho dụng cụ điện cầm tay này sẽ không
được bảo vệ thích đáng và không an toàn.
b)
Vành chắn phải được gắn chắc chắn vào
dụng cụ điện cầm tay và định vị để đảm
bảo an toàn tối đa, sao cho phần bánh
mài lộ ra ngoài hướng về người vận hành
là nhỏ nhất.
Vành chắn giúp bảo vệ người
vận hành khỏi bị mảnh vụn của đĩa vỡ văng
trúng và tránh vô tình tiếp xúc với đĩa.
c)
Chỉ sử dụng đĩa mài cho các ứng dụng
được khuyến nghị. Ví dụ: không mài bằng
cạnh của đĩa cắt.
Đĩa cắt được sử dụng để
mài cạnh biên; lực bên tác dụng vào các đĩa
mài này có thể làm cho đĩa mài bị vỡ.
d)
Luôn sử dụng mặt bích đĩa mài còn tốt,
có kích thước và hình dạng phù hợp với