4
Tạo khoảng cách đáng kể giữa lò vi sóng và các thiết bị thu phát sóng.
5
Cắm lò vi sóng vào ổ điện riêng biệt với thiết bị thu phát. Việc dùng chung một
dòng điện sẽ gây ra trạng thái nhiễu sóng.
6
Khi hết vận hành thì hiện tượng trở lại bình thường.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AN TOÀN
Khi sử dụng lò, những cảnh báo nguy hiểm cơ bản phải thực sự chú ý nhằm giảm
nguy cơ hỏa hoạn, điện giật, cháy, nguy hiểm cho người hoặc nổ đối với năng
lượng sóng quá tải.
1
Đọc tất cả những hướng dẫn trước khi sử dụng lò.
2
Lò vi sóng chỉ nên được sử dụng cho những mục đích đã được quy định như
mô tả trong hướng dẫn. Không sử dụng lò vi sóng với những chất hóa học ăn
mòn hoặc những chất gây bốc hơi. Lò vi sóng được thiết kế đặc biệt để làm
nóng và nấu thức ăn. Lò vi sóng này không được thiết kế để sử dụng cho mục
đích công nghiệp hay trong phòng thí nghiệm.
3
Không vận hành lò vi sóng khi không có thực phẩm ở bên trong.
4
Không sử dụng lò vi sóng khi phát hiện dây điện có dấu hiệu bị hư hỏng. Dây
điện cần phải được thay thế bởi nhà cung cấp hoặc trạm bảo hành. Tuyệt đối
không được tự ý sửa chữa hay thay thế bất kì bộ phận nào của lò.
5
Trẻ em chỉ được phép sử dụng lò vi sóng dưới sự hướng dẫn và giám sát của
người lớn. Khi lò đang hoạt động với chức năng nấu kết hợp, lò vi sóng sẽ tỏa
ra nhiệt độ cao, có nguy cơ gây bỏng cho trẻ nhỏ.
6
Để giảm nguy cơ cháy nổ cho lò vi sóng:
a
- Khi hâm và nấu thức ăn đựng trong khay chứa bằng giấy hoặc nhựa, cần chú
ý và giám sát lò vi sóng khi đang hoạt động nhằm kịp thời can thiệp rủi ro cháy.
b
- Tuyệt đối không sử dụng các khay hộp đựng có tính kim loại với lò vi sóng.
Lưu ý tháo gỡ những sợi dây kim loại cột túi giấy, túi nhựa trước khi đặt vào lò
vi sóng để sử dụng.
c
- Để xử lí tình huống khi có khói tỏa ra từ lò vi sóng, giữ lò vi sóng trong trạng
thái đóng, lập tức cắt điện hoặc rút phích cắm ra trước khi tiến hành dập tắt lửa.
d
- Không sử dụng lò cho mục đích cất giữ, không để những sản phẩm giấy,
dụng cụ nấu, hoặc thức ăn trong lò khi không sử dụng.
7
Đổ chất lỏng hoặc thức ăn ra khay/chén làm từ chất liệu an toàn sử dụng với
lò vi sóng trước khi sử dụng.
8
Đun đồ uống bằng vi sóng có thể xảy ra sôi bùng muộn, vì vậy phải chú ý khi
cầm vào hộp chứa.
9
Không chiên thức ăn trong lò. Sử dụng dầu mỡ khi hâm và nấu với lò vi sóng
có thể gây nguy hại đến những bộ phận bên trong, giảm thiểu đáng kể tuổi
thọ của lò. Ngoài ra, khả năng gây bỏng sẽ rất cao.
10
Không nên sử dụng lò vi sóng để luộc hay nấu trứng nguyên vỏ. Trứng còn
nguyên vỏ có thể vỡ tung sau khi luộc bằng vi sóng, gây bỏng cho người
sử dụng.
11
Đâm xiên những loại thức ăn có vỏ dày như khoai tây, bí nguyên quả, táo, và
hạt dẻ trước khi nấu.
12
Thức uống chứa bên trong chai hoặc bình sữa của trẻ con sau khi hâm và nấu
bằng lò vi sóng cần được khuấy hoặc lắc đều để kiểm tra nhiệt độ nhằm tránh
bị bỏng.
13
Sau khi hâm/nấu đồ ăn trong lò vi sóng, nhiệt độ thức ăn sẽ trở nên nóng và có
thể truyền nhiệt đến các dụng cụ nấu ăn. Nên cẩn thận khi di chuyển khay chứa.
14
Không được tự ý thay đổi vỏ bọc bảo vệ chống lại năng lượng sóng vi ba nếu
không có kiến thức chuyên môn.
15
Chỉ nên sử dụng các vật liệu khay chứa tương thích và an toàn với lò vi sóng
như: thủy tinh, sứ.
16
Người thiểu năng và trẻ em không được sử dụng lò, trừ khi có người giám sát
và chịu trách nhiệm về sự an toàn của họ.
17
Chiều cao tối thiểu của không gian thoáng cần thiết bên trên bề mặt của nóc
lò vi sóng là 20cm.
18
Thường xuyên vệ sinh và làm sạch các đệm kín cửa, khoang chứa và các bộ
phận lân cận: Dùng vải mềm thấm nước vắt khô nước để lau. Tuyệt đối không
dùng các vật liệu cứng như miếng bùi nhùi sắt để vệ sinh, làm trầy xước và hư
hại lò vi sóng.
19
Thường xuyên lau chùi sạch sẽ, tránh để thức ăn bám tụ lâu ngày bên trong
khoang lò. Giữ cho lò sạch sẽ sẽ gúp giảm thiểu nguy cơ hư hại, có thể gây
nguy hiểm đến thiết bị và người sử dụng.
20
Chỉ sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ được thiết kế đặc biệt cho lò vi sóng này.
21
Tuyệt đối không đặt lò vi sóng trong tủ, hoặc trong không gian khép kín,
không thoáng gió.
9
8
TIẾNG VIỆT
TIẾNG VIỆT
Содержание MOB-7816
Страница 19: ......