Nếu lò không có dấu hiệu hoạt động. Hãy thao tác các bước sau đây:
1
Kiểm tra chắc rằng lò đã có điện. Nếu lò vẫn chưa hoạt động, rút phích cắm,
chờ 10 phút, và cắm lại thật sát.
2
Kiểm tra cầu chì hoặc bộ phận ngắt điện. Nếu những hệ thống này đang hoạt
động tốt, kiểm tra lại nguồn điện nối với thiết bị điện khác.
3
Kiểm tra để chắc rằng màn hình điều khiển đã được cài đặt đúng.
4
Kiểm tra để chắc rằng cửa đã được đóng an toàn, khớp với hệ thống khóa.
NẾU ĐÃ THAO TÁC CÁC BƯỚC NHƯ TRÊN NHƯNG VẪN KHÔNG KHẮC PHỤC
ĐƯỢC VẤN ĐỀ, VUI LÒNG LIÊN HỆ VỚI TRUNG TÂM BẢO HÀNH GẦN NHẤT.
TUYỆT ĐỐI KHÔNG TỰ Ý SỬA CHỮA LÒ VI SÓNG.
TRƯỚC KHI GỌI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT
LẮP ĐẶT
1
Đảm bảo rằng các vật liệu đóng gói bên trong và bên ngoài lò vi sóng đã được
gỡ và lấy ra khỏi lò.
2
Kiểm tra vài dấu hiệu hư hỏng của lò trước khi sử dụng như: không đồng trục,
không đồng tâm, cửa bị cong, dấu niêm phong và bề mặt cửa bị hư hoặc trầy
xước, bản lề, khớp nối, chốt cửa hoặc vết móp bên trong lò hoặc trên cửa. Nếu
phát hiện ra các dấu hiệu như trên, vui lòng ngưng sử dụng lò vi sóng và lập
tức liên hệ đến trung tâm bảo hành gần nhất để được hỗ trợ sửa chữa.
Lò vi sóng có thể gây nguy hại cho người sử dụng nếu có các dấu hiệu rò rỉ
năng lượng vi sóng. Để phòng tránh nguy cơ này, tuyệt đối không tự ý sửa
chữa, tháo ráp và tách rời bất kì bộ phận nào của lò vi sóng.
3
Lò vi sóng được thiết kế dùng trong nhà, nên đặt trên mặt phẳng cố định kiên
cố, chịu được khối lượng của lò và thực phẩm bên trong, không được dùng
trong môi trường bên ngoài nhà.
4
Không đặt lò vi sóng gần nơi có các nguồn nhiệt khác, nơi có độ ẩm cao hoặc
gần vật liệu dễ cháy. Để đảm bảo lò vi sóng luôn được hoạt động trong môi
trường tối ưu nhất, lưu lượng khí khi lưu thông cần phải đáp ứng đủ. Khi lò
đang hoạt động, phải đảm bảo được khoảng trống 20cm tính từ bề mặt trên
của lò, 10cm từ mặt sau và mỗi bên hông lò cần phải có ít nhất 5cm khoảng
cách. Không che đậy, hoặc gây cản trở các khe hở trên bề mặt của lò vi sóng.
5
Không vận hành lò vi sóng khi phụ kiện không ráp đúng vị trí và không có
thực phẩm bên trong.
6
Thường xuyên kiểm tra dây nguồn để kịp thời phát hiện ra bất kì hư hỏng nào.
Tuyệt đối không để dây nguồn bên dưới lò vi sóng, gần bề mặt sắc nhọn, hay
gần cự ly các nguồn nhiệt khác khi thiết bị đang hoạt động.
7
Nên bố trí đặt lò vi sóng ở nơi có ổ cắm thông thoáng, không bị vật cản nhằm
kịp thời xử lí rút điện trong những trường hợp khẩn cấp.
NHỮNG HƯỚNG DẪN VỀ TIẾP ĐẤT
Để đảm bảo an toàn, các thiết bị điện nên luôn được tiếp đất. Chúng tôi khuyên
người sử dụng cắm điện thiết bị vào ổ điện với hệ thống tiếp đất được lắp đặt an
toàn tại nhà. Trong trường hợp có sự cố, sự tiếp đất sẽ hạn chế rủi ro chập điện,
cháy nổ bằng việc dẫn điện thoát khỏi nguồn điện hiện hành. Điều đó cho thấy
sự tách biệt kịp thời khỏi nguồn điện sẽ an toàn hơn cho người sử dụng. Sử dụng
điện áp cao rất nguy hiểm, có thể gây cháy hoặc một vài sự cố khác gây hư hỏng
cho thiết bị.
CẢNH BÁO:
Dùng ổ cắm tiếp đất không đúng có thể gây sự cố chạm mạch điện.
LƯU Ý:
Nếu bạn chưa rõ về sự tiếp đất hoặc hướng dẫn về điện hãy liên lạc với người
chuyên viên kỹ thuật điện hoặc kỹ sư điện.
Cả người sản xuất và người bán đều không chịu trách nhiệm về sự hỏng hóc của
của lò hoặc bị thương đối với người bắt nguồn từ việc sử dụng không đúng quy
trình lắp đặt nguồn điện.
Dây kim loại trong dây cáp được phân biệt màu cho phù hợp với các mã sau:
Xanh lá và vàng = tiếp đất
Xanh dương = dây trung tính
Nâu= dây âm
SỰ NHIỄU SÓNG VÔ TUYẾN
Vận hành lò vi sóng có thể làm nhiễu sóng radio, sóng truyền hình hoặc các
thiết bị điện tương tự khác.
Khi xảy ra hiện tượng nhiễu sóng, có thể làm giảm hoặc loại trừ nhiễu sóng
bằng các biện pháp sau:
1
Lau sạch và đóng kín cửa lò vi sóng.
2
Thay đổi hướng anten nhận sóng của radio hoặc truyền hình.
3
Thay đổi vị trí lò vi sóng so với thiết bị thu hoặc phát sóng.
7
6
TIẾNG VIỆT
TIẾNG VIỆT
Содержание MOB-7816
Страница 19: ......