23
TIẾNG VIỆT
2.
Các thao tác như chà nhám, đánh bàn chải kim
loại, đánh bóng hoặc cắt không được khuyến
khích thực hiện bằng dụng cụ máy này.
Các
thao tác mà dụng cụ máy này không được thiết
kế để thực hiện có thể tạo ra nguy hiểm và gây
thương tích cá nhân.
3.
Không được dùng các phụ kiện không được
thiết kế đặc biệt và không theo khuyến cáo của
nhà sản xuất dụng cụ.
Bởi nếu có thể gắn phụ
kiện đó vào dụng cụ máy của bạn thì điều đó hoàn
toàn không đảm bảo việc vận hành máy an toàn.
4.
Tốc độ định mức của phụ kiện ít nhất phải
bằng tốc độ tối đa được đánh dấu trên dụng
cụ máy này.
Các phụ kiện chạy nhanh hơn tốc độ
định mức của chúng có thể bị vỡ và bay ra ngoài.
5.
Đường kính bên ngoài và độ dày của phụ kiện
phải nằm trong mức đánh giá công suất của
dụng cụ máy của bạn.
Các phụ kiện có kích
thước không chính xác không thể được bảo vệ
hoặc kiểm soát một cách đầy đủ.
6.
Lắp ren của phụ kiện phải khớp với ren của
trụ quay máy mài. Đối với các phụ kiện được
gắn bằng mặt bích, lỗ trục tâm của phụ kiện đó
phải vừa khít với đường kính định vị của mặt
bích.
Các phụ kiện không khớp với phần kim loại
lắp ghép của dụng cụ máy sẽ bị mất cân bằng,
rung động quá mức và có thể gây ra mất kiểm
soát.
7.
Không sử dụng phụ kiện đã hư hỏng. Trước
mỗi lần sử dụng hãy kiểm tra phụ kiện như
đĩa mài nhám xem có các phoi và vết nứt hay
không, và tấm đặt lót xem có nứt gãy hoặc
bị ăn mòn quá mức không. Nếu dụng cụ máy
hoặc phụ kiện bị rơi, hãy kiểm tra hư hỏng
hoặc lắp lại phụ kiện không bị hư hại. Sau
khi kiểm tra và cài đặt phụ kiện, hãy tìm chỗ
đứng cho bản thân mình và những người xung
quanh để tránh xa mặt phẳng phụ kiện quay
và chạy dụng cụ máy này ở tốc độ không tải
tối đa trong vòng một phút.
Phụ kiện bị hư hỏng
thông thường sẽ bị vỡ trong thời gian thử nghiệm
này.
8.
Mang thiết bị bảo hộ cá nhân. Tùy thuộc vào
việc sử dụng máy, hãy dùng mặt nạ bảo vệ
mặt, kính bảo hộ hoặc kính an toàn. Khi thích
hợp, hãy mang mặt nạ chống bụi, dụng cụ bảo
vệ thính giác, găng tay và tạp dề làm việc có
khả năng ngăn chặn các mảnh mài mòn hoặc
mảnh vỡ từ vật gia công.
Thiết bị bảo vệ mắt
phải có khả năng ngăn chặn các mảnh vụn bay
ra phát sinh bởi các hoạt động khác nhau. Mặt nạ
chống bụi hoặc khẩu trang phải có khả năng lọc
được các hạt tạo ra bởi hoạt động của bạn. Tiếp
xúc kéo dài với tiếng ồn có cường độ cao có thể
gây ra mất thính giác.
9.
Giữ những người xung quanh tránh xa nơi làm
việc một khoảng cách an toàn. Bất cứ ai bước
vào khu vực làm việc đều phải đeo thiết bị bảo
hộ cá nhân.
Các mảnh vỡ của phôi gia công hoặc
phụ kiện bị vỡ có thể bắn ra và gây thương tích
bên ngoài khu vực thao tác cạnh đó.
10.
Chỉ cầm dụng cụ máy bằng bề mặt kẹp cách
điện khi thực hiện một thao tác trong đó bộ
phận cắt có thể tiếp xúc với dây dẫn kín hoặc
dây của chính nó.
Phụ kiện cắt tiếp xúc với dây
dẫn “có điện” có thể khiến các bộ phận kim loại bị
hở của dụng cụ máy “có điện” và làm cho người
vận hành bị điện giật.
11.
Đặt dây dẫn không để vướng phụ kiện quay.
Nếu bạn bị mất kiểm soát, dây dẫn có thể bị cắt
hoặc bị quấn và bàn tay hoặc cánh tay của bạn có
thể bị kéo vào phụ kiện quay đó.
12.
Không bao giờ đặt dụng cụ máy xuống cho
đến khi phụ kiện đã dừng hẳn.
Phụ kiện quay có
thể quấn lấy bề mặt và kéo công cụ máy vượt khỏi
tầm kiểm soát của bạn.
13.
Không được chạy dụng cụ máy trong lúc đang
mang bên hông bạn.
Tiếp xúc bất ngờ với phụ
kiện quay có thể quấn lấy quần áo của bạn, kéo
phụ kiện văng vào người bạn.
14.
Thường xuyên làm sạch các lỗ thông hơi của
dụng cụ máy.
Quạt của động cơ sẽ thu hút bụi
vào bên trong vỏ và nhiều bột kim loại tích tụ có
thể gây ra các nguy hiểm về điện.
15.
Không vận hành công cụ máy gần các vật liệu
dễ cháy.
Các tia lửa có thể kích cháy các vật liệu
này.
16.
Không sử dụng các phụ kiện có yêu cầu chất
làm mát dạng lỏng.
Sử dụng chất làm mát bằng
nước hoặc chất lỏng khác có thể dẫn đến điện
giật hoặc sốc.
Lực đẩy ngược và Cảnh báo Liên quan
Lực đẩy ngược là phản ứng bất ngờ đối với đĩa mài,
tấm đặt lót, chổi hoặc bất cứ phụ kiện nào khác đang
quay nhưng bị kẹt hoặc bị quấn. Việc bị kẹt hoặc quấn
sẽ làm phụ kiện đang quay bị dừng nhanh chóng và do
đó dụng cụ máy không kiểm soát được sẽ bị buộc phải
theo hướng đối diện hướng quay của phụ kiện tại điểm
bị ràng buộc.
Ví dụ, nếu đĩa nhám bị quấn hoặc kẹt bởi phôi gia công,
phần mép của đĩa đang đi vào điểm kẹt có thể cày xới
bề mặt vật liệu làm đĩa nhám trượt hoặc văng ra ngoài.
Đĩa nhám có thể hoặc bật ra về gần hoặc xa khỏi người
vận hành, tùy thuộc vào hướng chuyển động của đĩa
nhám tại điểm kẹt. Đĩa nhám cũng có thể bị vỡ trong
những tình trạng sau.
Lực đẩy ngược là kết quả của việc sử dụng dụng cụ
máy không đúng và/hoặc do các quy trình vận hành
hoặc các điều kiện không chính xác và có thể tránh
được bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa
thích hợp như được nêu dưới đây.
1.
Nắm giữ chắc dụng cụ máy và chọn thế đứng
và vị trí tay cầm để cho phép bạn chống lại
lực đẩy ngược. Luôn luôn sử dụng tay cầm
phụ, nếu được cung cấp, để kiểm soát tối đa
lực đẩy ngược hoặc mô-men xoắn trong lúc
khởi động.
Người vận hành máy có thể kiểm soát
mô-men xoắn hay lực đẩy ngược nếu thực hiện
các biện pháp phòng ngừa đúng cách.
2.
Không bao giờ đặt tay bạn gần phụ kiện quay.
Phụ kiện có thể quật ngược lại lên tay bạn.
3.
Không đứng tại vị trí nơi dụng cụ máy sẽ bị
đẩy tới nếu xảy ra lực đẩy ngược.
Lực đẩy
ngược sẽ làm xoay dụng cụ theo hướng ngược lại
chuyển động của đĩa mài tại vị trí bị quấn.
Содержание M9513
Страница 2: ...1 Fig 1 1 Fig 2 Fig 3 1 2 3 Fig 4 4 3 2 1 Fig 5 1 2 Fig 6 15 Fig 7 15 Fig 8 2 ...
Страница 34: ...34 ...
Страница 35: ...35 ...