Khi nhận kính lần đầu, bạn sẽ thực hành đeo kính và tháo kính ở văn phòng của bác sĩ nhãn khoa. Lúc này, bạn sẽ được cung cấp thông tin về quy trình vệ sinh và
khử trùng được khuyến nghị, cũng như các hướng dẫn và cảnh báo về bảo quản kính, cầm kính, vệ sinh và khử trùng kính. Bác sĩ nhãn khoa của bạn sẽ hướng dẫn
bạn về các sản phẩm và quy trình thích hợp.
Để đeo kính áp tròng an toàn, bạn cần biết và luôn làm theo quy trình bảo quản kính.
• Luôn rửa, xả và lau khô tay trước khi cầm kính áp tròng.
• Luôn sử dụng dung dịch bảo quản kính sạch và còn hạn sử dụng.
• Sử dụng hệ thống bảo quản kính được khuyến nghị mà không sử dụng hóa chất (không đun nóng) và cẩn trọng tuân thủ các hướng dẫn trên nhãn dung
dịch. Không thể sử dụng lẫn lộn các loại dung dịch và không phải tất cả các dung dịch đều an toàn để sử dụng với tất cả các loại kính áp tròng. Không
thay đổi hay sử dụng kết hợp các hệ thống bảo quản kính trừ khi được chỉ dẫn như vậy trên nhãn dung dịch.
• Luôn tháo,v ệ sinh, ngâm rửa, rửa bằng enzyme và khử trùng kính của bạn theo quy trình được bác sĩ nhãn khoa chỉ định. Việc sử dụng dung dịch vệ sinh
bằng enzyme hay bất kỳ dung dịch vệ sinh nào khác đều không thay thế được khử trùng.
• Để tránh nhiễm trùng, không sử dụng nước muối sinh lý, nước máy hay bất kỳ dung dịch nào khác ngoài các dung dịch đã được khuyến nghị để bôi trơn
hoặc làm ẩm lại kính. Không ngậm kính vào miệng.
Bác sĩ nhãn khoa sẽ đề xuất các loại dung dịch bảo quản kính để vệ sinh, khử trùng, cất giữ và bôi trơn kính áp tròng Paragon CRT
®
và kính áp tròng
Paragon CRT
®
100 được FDA phê duyệt mà họ cảm thấy tin tưởng.
Tuân thủ hướng dẫn đính kèm mỗi dung dịch bảo quản kính. Không tuân thủ những quy trình này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho mắt. Bệnh nhân
không được thay đổi hệ thống bảo quản trừ khi cần thiết theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa. Không sử dụng lẫn lộn hay thay đổi hệ thống khử trùng và cất giữ
kính trừ khi điều này được chỉ định trên nhãn sản phẩm.
Luôn rửa và xả sạch tay trước khi cầm kính áp tròng.
1. Vệ sinh
Vệ sinh từng mắt kính một (luôn bắt đầu với cùng một bên kính để tránh lẫn lộn). Đặt kính lật ngửa trong
lòng bàn tay và nhỏ một vài giọt dung dịch vệ sinh vào kính. Sử dụng ngón trỏ của tay còn lại, xoa rửa kính
với một chút lực nhẹ trong khoảng thời gian được nhà sản xuất dung dịch vệ sinh khuyến nghị. Không vệ
sinh kính bằng cách chà rửa giữa ngón cái và ngón trỏ do điều này có thể khiến kính bị cong vênh. Bệnh
nhân nên tuân thủ đúng thời gian ngâm rửa kính được khuyến nghị trên nhãn sản phẩm để khử trùng hoàn
toàn kính cũng như giảm thiểu khả năng nhiễm khuẩn kính áp tròng. Giảm bớt thời gian ngâm rửa kính có
thể không vệ sinh kính đủ sạch.
2. Xả sạch
Xả sạch kính theo khuyến nghị của nhà sản xuất sản phẩm bảo quản kính để loại bỏ dung dịch vệ sinh, chất
nhờn và lớp màng trên bề mặt kính. Đặt kính vào đúng khoang chứa trong hộp đựng kính. Sau đó lặp lại quy
trình vệ sinh và xả sạch cho bên kính còn lại.
3. Khử trùng
Sau khi vệ sinh và xả sạch kính, khử trùng kính bằng hệ thống được khuyến nghị bởi bác sĩ nhãn khoa và/hoặc nhà sản xuất kính. Tuân thủ hướng dẫn được
nêu trong nhãn dung dịch khử trùng.
4. Cất giữ
Để cất kính, khử trùng và đặt kính vào hộp đóng kín cho đến khi sẵn sàng sử dụng cho lần tới. Nếu không sử dụng
kính ngay sau khi khử trùng, bạn có thể xem tờ thông tin trong bao gói của dung dịch cất kính hoặc xin tư vấn từ bác
sĩ nhãn khoa để biết thông tin cách cất giữ kính.
Bệnh nhân phải đổ đầy hộp đựng kính bằng dung dịch mỗi khi cất kính, và không bao giờ được sử dụng lại dung
dịch, Bệnh nhân phải đổ bỏ dung dịch ngay lập tức sau khi đã lấy kính ra khỏi hộp đựng kính. Bệnh nhân không
nên cất kính trong hoặc ngâm kính trong hộp với nước máy, nước khoáng đóng chai hay bất kỳ loại dung dịch chưa
được khử trùng nào khác.
Luôn đặt kính chìm hoàn toàn trong dung dịch khử trùng/điều tiết được khuyến nghị khi không đeo kính. Nếu bạn
không tiếp tục đeo kính nhưng dự định đeo kính trở lại sau một vài tuần, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ nhãn khoa đề
cách cất kính.
LƯU Ý: Không thể khử trùng nhiệt đối với Kính Áp Tròng Paragon CRT
®
và kính áp tròng
Paragon CRT
®
100 dùng
trong Điều Trị Tật Khúc Xạ Giác Mạch.
5. Bảo Quản Hộp Đựng Kính Của Bạn
Hộp đựng kính có thể là nguồn gây vi khuẩn. Sau khi tháo kính khỏi hộp kính, bệnh nhân phải vệ sinh và ngâm
rửa kính giữa mỗi lần sử dụng như được bác sĩ khuyến nghị. Cần thay kính sau một khoảng thời gian định kỳ theo như được khuyến nghị bởi nhà sản xuất
kính hoặc bác sĩ nhãn khoa.
6. Bôi trơn/Làm ẩm lại
Bác sĩ nhãn khoa của bạn sẽ khuyến nghị một dung dịch bôi trơn/làm ẩm. Có thể sử dụng các dung dịch bôi trơn/làm ẩm kính để làm ẩm (bôi trơn) kính trong
khi đang đeo kính để giúp việc đeo kính thoải mái hơn.
Cặn Kính và Sử dụng Quy Trình Rửa Kính Bằng Enzym
Bác sĩ nhãn khoa có thể khuyến nghị về việc rửa kính bằng enzyme. Rửa kính bằng enzyme loại bỏ cặn protein khỏi kính. Những căn này không thể được loại bỏ
bằng chất tẩy rửa thông thường. Loại bỏ cặn protein là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự an toàn của kính áp tròng và đôi mắt bạn. Nếu không loại bỏ cặn này,
chúng có thể làm hỏng kính và gây kích ứng.
Vệ sinh bằng enzyme không thay thế quy trình vệ sinh và khử trùng thông thường. Đối với vệ sinh bằng enzyme, bạn phải cẩn trọng tuân theo các hướng dẫn ghi
trên nhãn của sản phẩm rửa kính bằng enzyme.
Xử Lý Kính Bị Dính (Không Di Chuyển)
Nếu kính bị dính (không di chuyển) hoặc không thể tháo ra, bạn phải tra 2 giọt dung dịch bôi trơn hoặc làm ẩm trực tiếp vào mắt và đợi cho đến khi kính bắt đầu
di chuyển được trong mắt mới tháo kính ra. Nếu kính vẫn không di chuyển sau 30 phút, bạn phải NGAY LẬP TỨC đến gặp bác sĩ nhãn khoa hoặc tới phòng cấp
cứu của bệnh viện.
CÁC TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP
Nếu bất kỳ loại chất hóa học nào (sản phẩm gia dụng, dung dịch làm vườn, hóa chất phòng thí nghiệm, v.v.) bị bắn vào mắt, bạn phải:
• XẢ SẠCH MẮT NGAY LẬP TỨC BẰNG NƯỚC MÁY
• THÁO KÍNH
• NGAY LẬP TỨC LIÊN HỆ BÁC SĨ NHÃN KHOA HOẶC TỚI PHÒNG CẤP CỨU CỦA BỆNH VIỆN
-4-